Quy trình nuôi cá trắm giòn

Quy trình nuôi cá trắm giòn

  • Quy trình nuôi cá trắm giòn

    Quy trình nuôi cá trắm giòn

    Dư luận đang chờ đợi sự lý giải khoa học: cá trắm giòn cho ăn đậu tằm và trở thành cá giòn là vì sao?

    Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”. Tuy nhiên, đây là loại cá được nuôi bằng một loại thức ăn “đặc biệt” và đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thấy: ăn cá này có tốt cho sức khỏe hay không? Bởi vậy, dư luận vẫn đang chờ sự lên tiếng chính thức của các nhà khoa học.

    Vài năm trở lại đây, cá trắm giòn trở thành một món ăn “khoái khẩu” của những người thích đi nhậu, những người thường xuyên đi ăn nhà hàng. Nguyên do là bởi cá có vị ngọt của tôm và độ dai của thịt lợn. Nếu so với cá chép, cá trắm sông hay cá nuôi thì loại có này có vị ngon vượt trội và rất thơm, đặc biệt, cá không còn vị tanh mà lại giòn tan, hấp dẫn.

    Cá trắm nuôi 9 tháng bằng thức ăn công nghiệp thông thường sẽ đạt cân nặng trên 1 kg, lúc này người nuôi mới vỗ béo bằng đậu tằm để quyết định độ giòn của thịt cá.

    quy-trinh-nuoi-ca-tram-gionQuy trình nuôi cá trắm giòn

    Hiện nguồn đậu tằm rất phong phú, được trồng trong nước ở miền Trung, Đà Lạt hay nhập khẩu từ các nước Trung Quốc và Thái Lan, với giá 25.000 đồng/kg. Để cho cá chép ăn, người nuôi phải ngâm nước 12 giờ, và những hạt to phải cắt ra làm đôi.

    Cá trắm giòn là đối tượng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu đã mang lại hiệu quả cho người nuôi vì giá trị thương phẩm cao gấp nhiều lần so với cá chép thông thường. Hiện loại này rất được chuộng và nhiều nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội và TP.HCM đặt mua, với giá lên đến 500.000 đồng/kg.
    Đậu tằm chính là yếu tố quyết định tạo nên độ giòn và thơm ngon cho trắm.

    Các loại cá để áp dụng nuôi lồng thì nhiều như rô phi, điêu hồng, lăng chấm, chép, trắm… Nhưng nuôi thành cá giòn thì chỉ áp dụng được 2 loại: trắm và chép. Để có một lứa cá giòn xuất bán phải mất một năm rưỡi đến hai năm. Trong đó, thời gian cho cá ăn đậu tằm để đạt độ giòn từ 5-7 tháng. Cứ 3 tháng, cá giòn sẽ được tẩy giun sán một lần. Mỗi tháng lại phải thịt thử để kiểm tra độ giòn của cá. Do việc nuôi cầu kỳ, tốn kém, thời gian lâu nên không phải chủ lồng cá nào cũng dám thử sức với sản phẩm “độc” này.

    Rõ ràng để biến từ cá thường thành cá giòn là cả một quãng thời gian dài, đòi hỏi các công đoạn, kỹ thuật công phu. Song, nếu chịu khó học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và tận tụy, thường xuyên quan tâm đến mỗi lồng cá nuôi thì ắt sẽ thành công.
    Giờ đây, mô hình điểm đào tạo hướng dẫn nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức.
    Hy vọng, cá trắm giòn sẽ ngày một nổi tiếng hơn và trở thành thương hiệu khi kinh nghiệm đã nhiều, kiến thức ngày một nâng cao đối với người nuôi.

     

    Trân trọng,
    Cá trắm giòn Hải Yến!

    Chia sẽ đi nào. !Share on Facebook0Share on Google+0Pin on Pinterest0Tweet about this on Twitter

    Bài viết liên quan:

    Leave a comment

    Required fields are marked *

0902 388 225